Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

Cập nhật giá vàng mới nhất chiều ngày 10/9: Chưa dứt đà giảm, vàng mất thêm 200 ngàn đồng/lượng so với sáng nay

Tại thời điểm 9h00 sáng nay (10/9), giá vàng SJC tại Hà Nội được Công ty Cổ phần SJC Sài Gòn niêm yết giao dịch ở mức: 41,35 – 41,77 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 400.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và giảm 370.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên chiều qua.

Cùng thời điểm trên, giá Vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại: 41,28 – 41,78 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 330.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và cả chiều bán ra so với chốt phiên chiều qua.

Giá vàng SJC tại Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở mức: 41,38 – 41,63 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 500.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 550.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên chiều qua.

Trong khi đó, vàng SJC tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý niêm yết ở mức 41,35 – 41,85 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 550.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 300.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với giá chốt phiên hôm qua.

Thời điểm này, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cũng niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 41,2 – 41,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm tới 740.000 đồng/lượng ở chiều mua và 550.000 đồng/lượng ở chiều bán so với giá cuối ngày hôm qua.

Đến 14h05 cùng ngày, giá vàng được hệ thống SJC Hà Nội niêm yết ở mức 41,30 - 41,72 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm thêm 200 ngàn đồng/lượng tại chiều mua vào và giảm 100 ngàn đồng/lượng tại chiều bán ra so với giá niêm yết đầu sáng nay.

Ngược lại, tại DOJI Hà Nội niêm yết giá vàng ở mức 41,41 - 41,69 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 210 ngàn đồng/lượng tại chiều mua vào và tăng 190 ngàn đồng/lượng tại chiều bán ra so với giá niêm yết đầu sáng nay.

Tại SJC TP HCM niêm yết giá vàng ở mức 41,30 - 41,70 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm them 200 ngàn đồng/lượng tại chiều mua vào và giảm 100 ngàn đồng/lượng tại chiều bán ra so với giá niêm yết đầu sáng nay.

Trong khi đó, tại Phú Qúy SJC niêm yết giá vàng ở mức 41,35 - 41,75 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giữ nguyên giá tại chiều mua vào và giảm thêm 100 ngàn đồng/lượng tại chiều bán ra so với giá niêm yết đầu sáng nay.

Dưới đây là tổng hợp giá vàng được các hệ thống kinh doanh cập nhật vào lúc 14h05 ngày 10/09/2019:

Đơn vị tính: Ngàn đồng/lượng

Trên thị trường thế giới, giá vàng đã giảm xuống mức thấp của hơn hai tuần qua trong phiên ngày 9/9 và sau khi rơi xuống dưới ngưỡng hỗ trợ chủ chốt là 1.500 USD/ounce do tâm lý ưa thích những tài sản mang tính rủi ro và trái phiếu Mỹ tăng lên đã lấn át "sự hấp dẫn" của vàng.

Vào lúc 17h36 GMT (khoảng 0 giờ 36 phút sáng ngày 10/9 theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đã giảm 0,2% xuống 1.503,56 USD/ounce. Kim loại quý này đã có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 23/8 là 1.497,30 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,3% xuống 1.511,10 USD/ounce.

Bart Melek, chuyên gia thuộc TD Securities tại Toronto (Canada), cho hay lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao và “một chút sự ưa thích mạo hiểm” đã gây sức ép lên giá vàng.

Lợi suất trái phiếu Mỹ và các thị trường chứng khoán đi lên nhờ đồn đoán rằng các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẽ tung ra các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế trong nước.

Việc các nhà đầu tư tìm đến tài sản mang tính rủi ro diễn ra từ phiên 6/9 sau khi Trung Quốc thông báo sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, trong khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nói rằng cơ quan này sẽ tiếp tục “hành động thích hợp” để duy trì đã tăng trưởng của nền kinh tế.

Nhiều nhà giao dịch cũng nhận thấy khả năng cao Fed sẽ cắt giảm lãi suất khoảng 0,25 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách tháng Chín này. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng dự kiến sẽ hạ lãi suất vào cuối tuần này.

Chuyên gia phân tích kỹ thuật Wang Tao thuộc Reuters cho hay giá vàng giao ngay dự kiến sẽ “thử nghiệm” mức hỗ trợ kỹ thuật 1.497 USD/ounce.

Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,5% xuống 18,08 USD/ounce, sau khi giảm xuống gần mức thấp của hai tuần là 17,89 USD/ounce trong phiên trước đó. Trong khi đó, giá palladium giao ngay tăng 0,4% lên 1.542,95 USD/ounce sau khi đạt mức 1.562,27 USD/ounce, còn giá bạch kim giao ngay không đổi, giao dịch ở mức 949,81 USD/ounce.

cap nhat gia vang moi nhat chieu ngay 109 chua dut da giam vang mat them 200 ngan dongluong so voi sang nay Nhận định giá vàng ngày 11/9: Tiếp tục giảm giá?

TBCKVN – Cập nhật mới nhất tại thời điểm 20h12 ngày 10/09 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tiếp tục giảm tới 8,20 ...

cap nhat gia vang moi nhat chieu ngay 109 chua dut da giam vang mat them 200 ngan dongluong so voi sang nay Cập nhật giá vàng mới nhất 18h ngày 10/9: Vàng hồi phục nhẹ 50-170 ngàn đồng/lượng so với phiên sáng

TBCKVN - Sau khi giảm mạnh đầu phiên sáng ngày 10/9, giá vàng trong nước đã hồi phục nhẹ trở lại. Các hệ thống kinh ...

cap nhat gia vang moi nhat chieu ngay 109 chua dut da giam vang mat them 200 ngan dongluong so voi sang nay Cập nhật giá vàng mới nhất sáng 10/9: Tiếp tục giảm “sốc”, vàng mất đến 950 ngàn đồng/lượng

TBCKVN - Mở cửa phiên giao dịch ngày 10/9, giá vàng trong nước tiếp đà sụt giảm và đang lùi về mốc 41 triệu đồng/lượng. ...

Ngân hàng Việt tiếp tục thu hút được nhà đầu tư châu Á

Theo các chuyên gia, chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam diễn biến tích cực cho thấy xu hướng tăng trưởng tốt và ổn định; Chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ dành cho nhà đầu tư nước ngoài...; Sự hợp lý trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có liên quan và những kết quả kinh doanh tích cực của mỗi ngân hàng giúp vị trí Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới được quan tâm hơn.

Một lý do nữa khiến nhiều nhà đầu tư châu Á “rót vốn” vào Việt Nam là sự gần gũi trong văn hóa, kinh doanh với Việt Nam, từ đó họ thấy có nhiều điểm tương đồng và muốn phát triển hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Các nhà đầu tư trong khu vực châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… trong những chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam đều có những đánh giá tích cực và bày tỏ sự quan tâm, mong muốn mua lại vốn, cổ phần của các ngân hàng Việt.

Không chỉ các ngân hàng lớn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, những ngân hàng nhỏ hơn đôi chút như NCB, OCB, NamABank, Vietbank, KienLongBank… cũng được nhà đầu tư nước ngoài để mắt.

Các ngân hàng còn “room” cho nhà đầu tư ngoại, đặc biệt những ngân hàng có kế hoạch niêm yết trong năm 2019 - 2020 cũng đang tranh thủ gọi vốn nước ngoài để gia tăng năng lực tài chính, mở rộng hoạt động.

Là một trong những ngân hàng niêm yết sớm nhất trên thị trường chứng khoán, nhờ định hướng chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hiệu quả và hoạt động kinh doanh ngày càng khởi sắc, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đã khẳng định uy tín, vị thế và tiềm năng phát triển, tạo sức hút riêng biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam.

Theo chia sẻ của lãnh đạo NCB, từ khi khởi động dự án tìm kiếm cổ đông chiến lược, NCB đã thu hút sự quan tâm thực sự của nhiều nhà đầu tư quốc tế và đang tích cực làm việc để tiến tới các hợp tác tốt đẹp trong tương lai gần. Mong muốn của NCB hiện không chỉ là tìm nhà đầu tư hỗ trợ về vốn mà còn hỗ trợ đẩy mạnh phát triển Ngân hàng số (Digital Banking) nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ hiện đại của người dân, hội nhập kịp thời với xu thế phát triển của thời đại.

Trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, điều e ngại chung là quy định pháp lý hạn chế về tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài. Phần lớn nhà đầu tư ngoại mong muốn có quyền quyết định nhiều hơn khi tham gia ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam. Vốn ngoại không thiếu, tự thân các ngân hàng Việt cũng mong muốn “bắt tay” hợp tác. Giờ điểm cần gặp nhau giữa các bên chính là tìm tiếng nói chung trong phương án sử dụng dòng tiền cho việc tăng trưởng tài sản của ngân hàng thế nào? Đầu tư mở rộng mạng lưới, đầu tư cho công nghệ thông tin như thế nào? Tỷ suất hoàn vốn ra sao để hấp dẫn và thuyết phục được nhà đầu tư ngoại rót vốn?

Cập nhật giá Bitcoin hôm nay 10/9: Tăng nhẹ trở lại

Giá bitcoin hôm nay ghi nhận vào thời điểm 10h55 ở mức 10.315,65 USD, tăng nhẹ 0,03% so với 24 giờ trước.

Trong nhóm 10 hàng đầu theo giá trị thị trường, có 6/10 đồng tiền tăng giá.

Ethereum tăng 2,26%, lên 182,5 USD. Ethereum hiện có giá trị thị trường 19,65 tỉ USD.

Ripple tăng nhẹ 0,46%, lên 0,2611 USD, ghi nhận giá trị thị trường ở 11,22 tỉ USD.

Bitcoin cash tăng 1,82% ghi nhận 306,75 USD.

Litecoin tăng 3,62%, ghi nhận ở 71,64 USD.

Tether giảm nhẹ 0,04% so với 24 giờ trước, ghi nhận ở 1,00 USD.

Binance coin giảm nhẹ 0,02%, còn 22,19 USD.

Eos là đồng tiền duy nhất trong top 10 tăng giá tính đến thời điểm cập nhật. Tăng lên 3,65 USD sau khi tăng 1,31%.

Bitcoin SV là đồng giảm mạnh nhất trong top 10 tính đến thời điểm cập nhật, giảm 5,99%, xuống mức 126,24 USD.

Monero mất 1,14% còn 75,39 USD.

Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số ghi nhận tại thời điểm 10h55 theo CoinMarketCap ở 266,18 tỉ USD, thấp hơn khoảng 1 tỉ USD so với 24 giờ trước.

Ripple mở rộng ở đất nước mặt trời mọc

Ripple tiếp tục tạo sóng ở Nhật Bản và sự hợp tác chiến lược với gã khổng lồ SBI Holdings trở thành nhân tố quan trọng trong sự phủ sóng của công ty tại đất nước này.

Theo Hiroyuki Mihara, COO Bitbank, một trong những sàn giao dịch lớn nhất Nhật Bản:

"Ripple có mối quan hệ tốt với nhiều công ty, không chỉ bao gồm SBI Holdings của Nhật Bản. Tất nhiên, chúng tôi có mối quan hệ tốt không chỉ với các công ty Nhật Bản mà còn cả thế giới.

Đó là lí do vì sao người Nhật thấy đây là đồng tiền đáng tin cậy, dường như đây là lí do lớn nhất, bởi vì nhận định đồng tiền này rất dễ sử dụng thông qua những mối quan hệ này".

Tuy nhiên, điều ảnh hưởng khối lượng giao dịch Ripple ở đất nước này chính là quyết định của Ripple không cung cấp giao dịch OTC (giao dịch dưới sàn) khi ở đất nước này, giao dịch OTC rất phổ biến.

Theo ông Mihara, "OTC phổ biến nhất ở thị trường Nhật Bản. Tôi nghĩ đây là điều đặc biệt đối với thị trường Nhật Bản. Tôi biết các lệnh Mua và Bán như ở Binance phổ biến ở Hàn Quốc. Nhưng ở Nhật Bản, các giao dịch OTC phổ biến nhất, do đó chúng có sự khác biệt".

Cập nhật tỷ giá Euro mới nhất ngày 10/9: Tăng tới 70 đồng/Euro

Trên thị trường quốc tế

Vào lúc 10h30 sáng nay (theo giờ Việt Nam) Euro Index đứng ở mức 94,83 điểm, tăng 0,03 điểm tương đương 0,03%.

Đồng Euro tăng nhẹ trong ngày hôm nay khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu vào cuối tuần này, kỳ vọng vào biện pháp kích thích kinh tế mới.

Tại Anh, tình hình chính trị rối ren. Nó khiến cho nền kinh tế nước này bên bờ vực suy thoái khi mà chính phủ nước này không thể vạch ra được con đường làm như thế nào để rời EU một cách êm xuôi.

Thủ tướng Anh Boris Johnson - người vừa được bầu với kỳ vọng thay thế người tiền nhiệm Theresa May dẫn dắt nước Anh vượt qua thử thách Brexit lại cũng đang rơi vào tình trạng bị chỉ trích nặng nền, mất sự ủng hộ tại Nghị viện và thất bại trong việc thúc đẩy bầu cử sớm.

Tại thị trường trong nước

Tỷ giá Euro hôm nay (10/9) có xu hướng tăng giá. Cụ thể:

Theo khảo sát lúc 9h30, tại ngân hàng Vietcombank tăng 64 đồng ở giá mua và tăng 67 đồng ở giá bán. BIDV tăng 57 đồng ở giá mua và tăng 61 đồng ở giá bán so với mức ghi nhân cùng thời điểm ngày hôm qua. Trong khi VietinBank tăng 60 đồng trên cả hai chiều.

Bên khối các ngân hàng cổ phần tư nhân, Techcombank tăng giá mua 14 đồng và tăng giá bán 16 đồng; Eximbank tăng khoảng 47 đồng trên cả hai chiều, Sacombank tăng 34 đồng ở giá mua và tăng 30 đồng ở giá bán.

Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại các ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, sáng nay HSBC niêm yết tỷ giá Euro ở mức 25.076 - 25.937 VND/EUR, giá mua và giá bán cùng tăng 28 đồng.

Tỷ giá mua Euro tại các ngân hàng được khảo sát dao động trong khoảng 25.076 – 25.409 VND/EUR còn tỷ giá bán ra trong phạm vi từ 25.750 - 26.246 VND/EUR. Trong đó, Sacombank là ngân hàng có giá mua Euro cao nhất trong khi Eximbank tiếp tục là nhà băng có giá bán thấp nhất được khảo sát.

Trên thị trường tự do, giá Euro cũng có xu hướng tăng trong sáng nay. Theo khảo sát lúc 9h30, giá Euro được mua - bán ở mức 25.570 - 25.650 VND/EUR, giá mua tăng 70 đồng và giá bán tăng 50 đồng so với mức khảo sát cùng thời điểm ngày hôm qua.

cap nhat ty gia euro moi nhat ngay 109 tang toi 70 dongeuro Cập nhật giá vàng mới nhất sáng 10/9: Tiếp tục giảm “sốc”, vàng mất đến 950 ngàn đồng/lượng

TBCKVN - Mở cửa phiên giao dịch ngày 10/9, giá vàng trong nước tiếp đà sụt giảm và đang lùi về mốc 41 triệu đồng/lượng. ...

cap nhat ty gia euro moi nhat ngay 109 tang toi 70 dongeuro Giá vàng hôm nay 10/9: Rớt giá thê thảm, trong nước mất ngưỡng 42 triệu đồng/lượng

TBCKVN - Giá vàng hôm nay 10/9, thị trường thế giới tiếp tục sụt giảm mạnh và mất ngưỡng 1.500 USD/ounce. Vàng trong nước cũng ...

cap nhat ty gia euro moi nhat ngay 109 tang toi 70 dongeuro Nín lặng chờ xe máy Yamaha Exciter 155 VVA cập bến Việt Nam

TBCKVN - Thông tin về xe máy Yamaha Exciter 155 VVA sắp về Việt Nam: Cách đây ít ngày trên mạng xã hội đã lan truyền ...

Lãi suất ngân hàng MSB tháng 9/2019 mới nhất

Đầu tháng 9, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tiếp tục giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm niêm yết so với tháng trước. Lãi suất tiền gửi các kì hạn từ 1 tháng đến 36 tháng dao động từ 4,9%/năm đến 7,8%/năm tuỳ theo kì hạn và số tiền gửi.

MSB là một trong số ít những ngân hàng huy động tiền gửi ở kì hạn khá dài, lên tới 15 năm. Cụ thể với tiết kiệm măng non lãi suất các khoản tiền gửi từ 4 - 15 năm là 6,9%/năm.

MSB chia các mức tiền gửi gồm: dưới 50 triệu đồng, từ 50 - dưới 500 triệu đồng, từ 500 triệu đồng - dưới 1 tỉ đồng và từ 1 tỉ đồng trở lên. Độ chênh lệch lãi suất theo từng mức tiền gửi là 0,1 điểm %.

Đối với các kì hạn ngắn dưới 1 tháng như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, MSB áp dụng mức lãi suất là 1%/năm.

Biểu lãi suất ngân hàng MSB mới nhất tháng 9/2019 - Tiết kiệm thường

Biểu lãi suất tiết kiệm online mới nhất tháng 9

Ngoài sản phẩm gửi tiết kiệm tại quầy thông thường, MSB còn có các sản phẩm như tiết kiệm định kì sinh lời, trả lãi ngay, tiết kiệm ong vàng, tiết kiệm măng non,...

Đối với hình thức gửi tiết kiệm online, lãi suất các kì hạn từ 3 tháng trở lên đều ở mức cao hơn biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy, mức chênh từ 0,1 - 0,2 điểm %.

Lợi ích gửi tiết kiệm MSB

1. Tiết kiệm Định kỳ sinh lời

Lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh.

Trả lãi định kỳ tạo nguồn thu nhập ổn định, đều đặn từ tiền lãi đáp ứng nhu cầu chi tiêu sinh hoạt/chi thường xuyên khác.

Kỳ hạn gửi đa dạng.

Được lựa chọn phương thức lĩnh lãi : Lĩnh lãi bằng tiền mặt tại quầy hoặc qua tài khoản cá nhân của chính khách hàng.

Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho quý khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, … ở nước ngoài.

Được chuyển nhượng, cầm cố… sổ tiết kiệm để vay vốn tại MSB với lãi suất ưu đãi hoặc yêu cầu MSB phong toả Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ và xác nhận số dư để vay vốn tại các ngân hàng khác.

Gửi và rút tiền tại bất cứ phòng giao dịch nào của Maritime Bank.

2. Tiết kiệm Rút gốc từng phần

Tiện ích sản phẩm:

Được rút nhiều lần không hạn chế số lần rút hay rút toàn bộ sổ.

Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho quý khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, … ở nước ngoài.

Được chuyển nhượng, cầm cố… sổ tiết kiệm để vay vốn tại MSB với lãi suất ưu đãi hoặc yêu cầu MSB phong toả Tài khoản Tiết kiệm trả lãi ngay và xác nhận số dư để vay vốn tại các ngân hàng khác.

Gửi và rút tiền tại bất cứ phòng giao dịch nào của MSB.

3. Tiết kiệm Gửi tiền trả lãi ngay

Khách hàng nhận lãi ngay tại thời điểm gửi tiền để tiếp tục đầu tư, kinh doanh hoặc chi tiêu cá nhân

Dùng để xác nhận khả năng tài chính cho quý khách hoặc thân nhân đi du lịch, học tập, … ở nước ngoài.

Được chuyển nhượng, cầm cố… sổ tiết kiệm để vay vốn tại MSB với lãi suất ưu đãi hoặc yêu cầu MSB phong toả Tài khoản Tiết kiệm trả lãi ngay và xác nhận số dư để vay vốn tại các ngân hàng khác.

Gửi và rút tiền tại bất cứ phòng giao dịch nào của MSB.

Xử lý 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương: Khó xong trước 2020

Thứ Ba, ngày 10/09/2019 14:46 PM (GMT+7)

Xử lý 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương: Khó xong trước 2020 - 1

Nhà máy đạm Ninh Bình một trong 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương. Ảnh: Phạm Tuyên

Lỗ luỹ kế của DNNN còn lớn

Ngày 9/9, tại Hội nghị chuyên đề về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW hội nghị trung ương 5 khóa XII về “Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN”, lãnh đạo Ban kinh tế Trung ương cho biết, tình hình tài chính của một số DNNN đã có chiều hướng cải thiện nhưng chưa vững chắc.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban kinh tế Trung ương đã chỉ ra: Để Nghị quyết 12 và các nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đi vào cuộc sống, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Các biện pháp để tránh thất thoát vốn nhà nước cần tập trung xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, giá trị truyền thống của DN cổ phần hóa...

Nhìn nhận hoạt động DNNN thời gian qua, Trưởng Ban kinh tế Trung ương cho rằng, DNNN vẫn có một “sứ mệnh” tiên phong trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt như xây dựng hạ tầng, hàng không, ngân hàng… Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động thời gian qua của nhiều DNNN chưa cải thiện rõ rệt. Đơn cử như hoạt động đầu tư ra ngoài còn dàn trải; mô hình quản trị doanh nghiệp chậm được đổi mới, chưa gắn được trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả sản xuất, kinh doanh; tính công khai, minh bạch còn hạn chế…

Cụ thể, năm 2017 có 10 tập đoàn, tổng công ty lỗ luỹ kế gần 13.000 tỷ đồng. Có tới 20 tập đoàn, tổng công ty có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Một số tập đoàn, tổng công ty nợ tổ chức tín dụng lớn. Nếu DNNN hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến an toàn của hệ thống ngân hàng và gia tăng nợ xấu.

Điểm tên một số dự án nằm trong nhóm nợ xấu có nguy cơ mất vốn của tổ chức tín dụng có: Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Nhà máy đạm Hà Bắc, Nhà máy DAP số 2 Lào Cai, Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất. “Có 17 ngân hàng và 1 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án thua lỗ với tổng số gần 21.000 tỷ đồng (cả vốn ngắn hạn và trung hạn). Nếu tình hình dự án thua lỗ không khắc phục được, nguy cơ mất vốn ở tổ chức tín dụng lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng”, Ban kinh tế Trung ương cho biết.

Nhiều dự án vẫn dừng sản xuất

Đánh giá về 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận: Đã có nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách quan trọng được triển khai, bước đầu ổn định hoạt động của các dự án, doanh nghiệp. Ví như Bộ Tài chính đã xử lý giãn mức trích khấu hao từ năm 2017 đến 2019 đối với 4 dự án sản xuất phân bón của Tập đoàn Hóa chất; Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay. Cùng đó, các tập đoàn, tổng công ty mẹ đã tích cực hỗ trợ các dự án, doanh nghiệp. “Sau khi cơ cấu lại, một số dự án đã có chuyển biến bước đầu về tài chính và hoạt động”, ban kinh tế Trung ương nhận xét.

Dẫu vậy, bức tranh 12 dự án vẫn khó khả quan. Cập nhật đến nay cho thấy, trong 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, thì đến nay đã có 2 nhà máy bước đầu có lãi. 4 Nhà máy còn lại từng bước khắc phục khó khăn, giảm lỗ phát sinh. Một số nhà máy nâng công suất khai thác, tăng thời gian vận hành.

Có 3 dự án trước đây bị dừng hoạt động, đến nay đã có Dự án Nhà máy sản xuất Xơ sợi Đình Vũ vận hành sản xuất trở lại. Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi và Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước đã đủ điều kiện vận hành trở lại nhưng do thị trường khó khăn nên vẫn dừng sản xuất.

Riêng 3 dự án xây dựng dở dang không có nhiều chuyển biến. Cụ thể, Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam đang thực hiện phương án bán đấu giá toàn bộ tài sản và hàng hóa tồn kho. Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ tiếp tục gặp khó khăn do PVOil không phải là cổ đông chính, trong khi đó các cổ đông khác không góp thêm vốn để triển khai dự án dở dang. Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên vẫn chưa giải quyết được tranh chấp hợp đồng EPC.

“Mục tiêu hoàn thành xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương trước năm 2020 rất khó do các vướng mắc về tranh chấp các hợp đồng EPC. Việc huy động nguồn lực để giải quyết khó khăn cho các dự án, doanh nghiệp không thuận lợi; một số dự án càng sản xuất càng lỗ…”, Ban kinh tế Trung ương cho biết.

Dù chưa xử lý xong các vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội và chế độ cho người lao động của các công ty con,...

Theo Khánh Huyền - Quỳnh Nga (Tiền Phong)

sự kiện Kinh Doanh

Ngư dân 16 tuổi kể chuyện ăn bèo, bơi 25 giờ trên biển

Giao đồ ăn thời 4.0: Hai ông lớn đối đầu, khách hàng hưởng lợi?

Thứ Ba, ngày 10/09/2019 13:00 PM (GMT+7)

Nanik Soelistiowati, 64 tuổi, chủ sở hữu của một gian hàng chuối chiên ở Tây Jakarta cho biết, cửa hàng của bà đang được hưởng những lợi ích từ cuộc chiến của Grab và Gojek.

Người phụ nữ này chia sẻ, năm 2015, sau khi nghe thông tin từ các con, bà đăng kí dịch vụ giao đồ ăn của Gojek. Doanh thu của cửa hàng đã tăng vọt khi những chiếc xe máy giao hàng vượt qua tình trạng tắc đường thường xuyên tại Jakarta, đưa món chuối chiên của bà đi khắp thủ đô Indonesia.

Năm 2017, Grab tiếp cận bà và đưa ra chiết khấu thấp hơn mức 15% của đối thủ Gojek. Bên cạnh đó, Grab còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mại cho người tiêu dùng. Điều này, càng khiến doanh thu tăng cao, cửa hàng của bà Nanik luôn trong tình trạng “cháy hàng”.

Giao đồ ăn thời 4.0: Hai ông lớn đối đầu, khách hàng hưởng lợi? - 1

Nhân viên chuẩn bị đơn đặt hàng cho nhân viên Grab tại gian hàng của bà Nanik. Ảnh Bloomberg

Grab và Gojek trở thành 2 startup “hot” nhất Đông Nam Á nhờ vào sức mạnh của mảng kinh doanh gọi xe. Nhưng hiện tại, họ đang trong cuộc chiến giao đồ ăn toàn cầu. Florian Hoppe, chuyên gia tại Bain & Co nhận định, cả Grab và Gojek đều nhìn thấy tia sáng, lợi nhuận hấp dẫn của thị trường giao đồ ăn so với mảng kinh doanh đi xe chung. "Hiện tại, thị trường giao đồ ăn nhỏ hơn so với vận chuyển tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, dự kiến, doanh thu mảng này sẽ ngang bằng hoặc vượt so với mảng vận chuyển trong 5 năm tới", Hoppe cho biết.

Chỉ sau 4 năm, Gojek đã phát triển vượt bậc với mạng lưới 400.000 đối tác nhà hàng như Soelistiowati với hơn 50 triệu đơn đặt hàng mỗi tháng, tương đương 1,7 triệu đơn mỗi ngày ở Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.

Dù nhập cuộc muộn hơn, nhưng Grab cũng nhanh chóng bắt kịp xu hướng nhờ nguồn vốn khổng lồ từ SoftBank và việc mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á. Theo thống kê, doanh thu của Grab trong năm nay đã tăng gấp 3 lần và gấp đôi số lượng đối tác hàng quán. Đặc biệt, việc thuyết phục bà chủ Soelistiowati cũng đưa đến cho Grab những thành công nhất định. Grab đã mở rộng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến đến 200 thành phố tại Indonesia.

Giao đồ ăn thời 4.0: Hai ông lớn đối đầu, khách hàng hưởng lợi? - 2

Đồ ăn được chuẩn bị ở lễ hội Gofood tại sân vận động Gelora Bung Karno. Ảnh Bloomberg

Trên thế giới, ngành công nghiệp gọi đồ ăn trực tuyến đã phát triển thành mảng cạnh tranh cao khi các công ty đều ráo riết chiếm lĩnh “miếng bánh lớn” trong thị trường 300 tỷ USD. Tuy nhiên theo số liệu của Euromonitor, mảng giao đồ ăn trực tuyến tại Indonesia chỉ chiếm 1,3% tổng thị trường thực phẩm so với mức 8% tại Mỹ và 12% tại Trung Quốc.

"Chúng tôi vẫn chưa là gì so với thế giới. Chúng tôi thực sự tin rằng đây là một lĩnh vực có cơ hội kinh doanh rất lớn", Catherine Sutjahyo, Giám đốc mảng thực phẩm của Gojek nói.

Năm 2018, Gojek xử lý khoảng 2 tỷ USD các giao dịch vận chuyển đồ ăn trực tuyến. Công ty này đã sử dụng dữ liệu và máy học để nghiên cứu về thói quen tiêu dùng, hành vi lái xe và giao thông. Vì vậy, khi người dùng mở ứng dụng, Gojek sẽ tính toán vị trí, thời gian, hành vi trong quá khứ để dự đoán mong muốn của khách hàng. GoFood sẽ đề xuất những đơn hàng khách hàng thường đặt và từng đánh giá chất lượng.

Một chiến lược thành công khác của Gojek là tổ chức các bữa tiệc gian hàng thực phẩm tại Sân vận động Gelora Bung Karno ở trung tâm Jakarta để thu hút người tiêu dùng.

Trong khi đó, Grab cũng đã thử nghiệm mô hình bếp chung (GrabKitchen) tại Jakarta từ cuối năm ngoái. Mỗi bếp chung tại khu vực có nhu cầu cao, Grab sẽ thu hút hàng chục đối tác đến mở quầy hàng để kinh doanh nhằm rút ngắn thời gian giao hàng của tài xế trước tình trạng tắc đường thường xuyên ở thủ đô Indonesia. Đồng thời, mô hình này cũng giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn đa dạng.

Jeff Perlman – Giám đốc Warburg Pincus có trụ sở tại Singapore chia sẻ, nhu cầu cho mảng vận chuyển đồ ăn tăng cao khi mà công ty ông quyết định đầu tư vào từ 3 năm trước. "Tôi cảm thấy rằng giao đồ ăn sẽ trở thành mảng kinh doanh hàng tỷ USD".

"Không ai chiến thắng từ chiến tranh thương mại" là điệp khúc được không ít nhà kinh tế học nói đến.

Theo Khánh Đan (theo Bloomberg) (Dân Việt)

sự kiện Kinh Doanh

Ngư dân 16 tuổi kể chuyện ăn bèo, bơi 25 giờ trên biển

Tám tháng, Chính phủ đã dành bao nhiêu tiền để trả nợ?

Thứ Ba, ngày 10/09/2019 11:30 AM (GMT+7)

Tám tháng, Chính phủ đã dành bao nhiêu tiền để trả nợ? - 1

Trong tháng 8 Chính phủ đã dành khoảng 5.389 tỷ đồng để trả nợ, trong đó trả nợ trong nước khoảng 4.315 tỷ đồng. Ảnh minh họa.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính về công tác tài chính đối ngoại và quản lý nợ công, trong tháng 8 Chính phủ đã dành khoảng 5.389 tỷ đồng để trả nợ, trong đó trả nợ trong nước khoảng 4.315 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 1.074 tỷ đồng.

Như vậy, lũy kế 8 tháng đầu năm, trả nợ của Chính phủ khoảng 213.142 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước khoảng 180.025 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 33.117 tỷ đồng.

Bộ Tài chính khẳng định nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ về cơ bản được thanh toán kịp thời, không xảy ra tình trạng chậm trả nợ.

Bên cạnh đó, 8 tháng đầu năm 2019, Bộ Tài chính cũng thực hiện ký kết 5 hiệp định vay vốn nước ngoài (4 hiệp định với ADB, 1 hiệp định với OFID), tổng trị giá khoảng 463 triệu USD.

Về giải ngân vốn ODA, trong tháng 8, tính đến 20/8/2019, giải ngân nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài khoảng 74 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20/8/2019, giải ngân nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài năm 2019 khoảng 1.322 triệu USD, tương đương khoảng 30.494 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 437/QĐ-TTg về kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ...

Theo C.Sơn (Báo Giao thông)

sự kiện Kinh Doanh

Ngư dân 16 tuổi kể chuyện ăn bèo, bơi 25 giờ trên biển

Bac A Bank khai trương chi nhánh Lạng Sơn - mở rộng mạng lưới khu vực...

Thứ Ba, ngày 10/09/2019 10:00 AM (GMT+7)

Khai trương Chi nhánh Lạng Sơn, BAC A BANK tăng cường mở rộng mạng lưới khu vực biên giới phía Bắc, đưa dịch vụ Ngân hàng phục vụ người dân và khách du lịch tại địa phương.

Bac A Bank khai trương chi nhánh Lạng Sơn - mở rộng mạng lưới khu vực Đông Bắc - 1

Nghi lễ cắt băng khai trương BAC A BANK Chi nhánh Lạng Sơn

Tham dự Lễ khai trương có sự hiện diện của Lãnh đạo tỉnh, các Bộ ban ngành, lãnh đạo BAC A BANK và toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh Lạng Sơn, trong không khí tưng bừng rộn rã. Phát biểu khai mạc lễ khai trương, ông Chu Nguyên Bình, Phó Tổng Giám đốc BAC A BANK khẳng định Lạng Sơn sẽ là thị trường mới giàu tiềm năng của BAC A BANK nói riêng và các nhà đầu tư nói chung: “Với những điều kiện trên, Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Bắc Á đã chỉ đạo sát sao để BAC A BANK chính thức có mặt tại đây với hy vọng sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn nói riêng và khu vực kinh tế trọng điểm vùng Đông Bắc nói chung, đưa thương hiệu BAC A BANK đến gần hơn với người dân địa phương.”

Bac A Bank khai trương chi nhánh Lạng Sơn - mở rộng mạng lưới khu vực Đông Bắc - 2

Ông Chu Nguyên Bình, Phó Tổng Giám đốc BAC A BANK phát biểu khai mạc

Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác. Trong những năm qua, Lạng Sơn tiếp tục phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ và du lịch, xác định đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Gia nhập thị trường tài chính tại Lạng Sơn, BAC A BANK nhận được sự ủng hộ rất lớn từ chính quyền địa phương và đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Tham dự Lễ khai trương, bà Trương Thu Hòa, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn phát biểu: “Với bề dày 25 năm hoạt động và mạng lưới rộng khắp, hôm nay BAC A BANK có mặt tại Lạng Sơn, chúng tôi tin tưởng BAC A BANK sẽ phát triển lớn mạnh tại đây. Rất mong Ban Lãnh đạo BAC A BANK quan tâm sát sao, đào tạo đội ngũ, để đưa chi nhánh Lạng Sơn trở thành một chi nhánh lớn mạnh của hệ thống ngân hàng tỉnh, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Xin chúc BAC A BANK sẽ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn là người đồng hành trong kinh doanh.”

Bac A Bank khai trương chi nhánh Lạng Sơn - mở rộng mạng lưới khu vực Đông Bắc - 3

Bà Trương Thu Hòa, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước CN tỉnh Lạng Sơn phát biểu chỉ đạo

Bac A Bank khai trương chi nhánh Lạng Sơn - mở rộng mạng lưới khu vực Đông Bắc - 4

Ông Đặng Trung Dũng, Phó TGĐ thường trực và ông Nguyễn Việt Hanh Phó TGĐ trao quyết định thành lập cho Giám đốc CN Lạng Sơn

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo, Ông Chu Hưng Thắng – Giám đốc BAC A BANK CN Lạng Sơn, cam kết cùng các cán bộ nhân viên sẽ luôn năng động, sáng tạo trong kinh doanh, chuyên nghiệp và tận tâm trong phục vụ khách hàng; luôn giữ vững tâm sáng và phát huy truyền thống, những giá trị cốt lõi đã có, để đưa thương hiệu BAC A BANK không ngừng lan tỏa, lớn mạnh: “Tập thế BAC A BANK Chi nhánh Lạng Sơn sẽ đoàn kết, đồng lòng triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, phục vụ tốt nhất và tối đa sự phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển cũng như các nhu cầu tài chính khác của người dân. Chi nhánh sẽ bám sát và tuân thủ đúng các yêu cầu và chỉ đạo nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước và Hội Sở chính, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động.”

Bac A Bank khai trương chi nhánh Lạng Sơn - mở rộng mạng lưới khu vực Đông Bắc - 5

Ông Chu Hưng Thắng – Giám đốc BAC A BANK CN Lạng Sơn phát biểu nhận nhiệm vụ

Bac A Bank khai trương chi nhánh Lạng Sơn - mở rộng mạng lưới khu vực Đông Bắc - 6

Đông đảo khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh Lạng Sơn trong ngày khai trương

Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo tỉnh, Ngân hàng Nhà nước, các Sở, Ban, Ngành tỉnh Lạng Sơn, BAC A BANK Chi nhánh Lạng Sơn đã có nhiều thuận lợi trong quá trình thành lập và khai trương. Trụ sở Chi nhánh nằm tại trung tâm TP. Lạng Sơn với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, cùng đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, tận tâm và được đào tạo bài bản. Ngay trong ngày đầu khai trương, đã có đông đảo khách hàng tới giao dịch và tin tưởng lựa chọn BAC A BANK Chi nhánh Lạng Sơn là điểm đến tin cậy.

Ngư dân 16 tuổi kể chuyện ăn bèo, bơi 25 giờ trên biển

Sản lượng của VinFast ra sao sau 2 tháng hoạt động?

Thứ Hai, ngày 09/09/2019 19:00 PM (GMT+7)

Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng các tháng 7 và 8/2019 của Tổng cục Thống kê Hải Phòng, tổ hợp sản xuất ô tô và xe máy điện VinFast là một trong những doanh nghiệp có ảnh hưởng cao đối với tăng trưởng toàn ngành công nghiệp của Hải Phòng.

Theo đó, sau khi chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2019, sản lượng sản xuất sản phẩm ô tô của VinFast trong tháng 7/2019 dự kiến đạt cao hơn tháng trước, tập trung chủ yếu ở các dòng xe cỡ nhỏ. Sản phẩm xe máy điện tháng 7/2019 ước đạt sản lượng khá hơn sau thời gian tiêu thụ chậm, tồn kho cao.

Sản lượng của VinFast ra sao sau 2 tháng hoạt động? - 1

Tổ hợp nhà máy tại Hải Phòng của VinFast

Còn trong tháng 8, sản lượng sản xuất sản phẩm ô tô của VinFast không đạt kế hoạch như dự tính, số lượng lớn xe sản xuất vẫn tập trung chủ yếu vào dòng xe cỡ nhỏ Fadil. Hai dòng xe Suv và Sedan đã được sản xuất với số lượng thấp và được bàn giao đến những khách hàng đầu tiên để đảm bảo đúng tiến độ đã cam kết.

Trong tháng 7/2019 VinFast đã đưa vào sản xuất 2 dòng xe máy điện mẫu mới VK City và VK Sport. Dự kiến tháng 8 sản lượng sản xuất và tiêu thụ xe máy điện của VinFast sẽ cao hơn nhờ các chính sách khuyến mại kích cầu.

Nhà máy VinFast (thuộc Tập đoàn Vingroup) chính thức được hoạt động vào ngày 14/6 tại Cát Hải, Hải Phòng, sớm hơn 3 tháng so với kế hoạch dự định.

Ông Võ Quang Huệ, Phó TGĐ Vingroup khi đó cho biết VinFast dự định sản xuất số lượng lớn ngay từ khi bắt đầu, cụ thể với công suất tối đa là 250.000 chiếc ô tô/năm và 250.000 chiếc xe máy điện/năm trong giai đoạn 1. Ngoài những mẫu xe đã công bố, VinFast còn lên kế hoạch sản xuất thêm nhiều mẫu xe ô tô kích cỡ khác nhau.

Trong diễn biến mới nhất, VinFast thông báo sẽ không tăng giá đối với 3 dòng sản phẩm Lux SA2.0, Lux A2.0 và Fadil như lộ trình dự kiến trước đó. Theo đó, mức giá của xe Fadil phiên bản tiêu chuẩn vẫn là 395 triệu đồng, Lux A2.0 giá 990 triệu đồng và Lux SA2.0 là 1,415 tỷ đồng (bao gồm VAT).

CTCP Tập đoàn DLG (Đức Long Gia Lai) có trụ sở tại TP PLeiku, tỉnh Gia Lai, hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư đa ngành...

Theo Minh Minh (Dân Việt)

sự kiện Xe hơi VinFast

Ngư dân 16 tuổi kể chuyện ăn bèo, bơi 25 giờ trên biển

Tết Dương lịch: Đề xuất bổ sung thêm 1 ngày nghỉ

Đây là một nội dung được Tổng LĐLĐ VN bàn thảo khi xây dựng Tờ trình góp ý dự thảo sửa đổi Luật Lao động, sáng 9/9, tại Hà Nội.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, việc Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét cân nhắc đề xuất bổ sung thêm 1 hoặc một số ngày nghỉ trong năm cho người lao động nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động trong thời điểm hiện nay.

Dẫn chứng số liệu khảo sát của Tổng LĐLĐ VN, ông Ngọc Duy Hiểu cho biết: Số ngày nghỉ lễ, tết của Việt Nam hiện là 10 ngày, đứng ở mức trung bình thấp so với các quốc gia trên thế giới và khu vực.

Trong khi đó, số ngày nghỉ lễ, tết của Campuchia là 28 ngày; Brunei là 15 ngày; Indonexia là 16 ngày; Malaysia là 12 ngày; Myanma là 14 ngày; Philippines là 12 ngày; Singapore là 11 ngày; Thái Lan là 16 ngày.

Về thời giờ làm việc bình thường, người lao động Việt Nam cũng đang thực hiện ở mức cao với 48h/tuần.

“Chính vì vậy, việc tăng thêm 1 ngày nghỉ lễ giúp cho người lao động có thêm một ngày nghỉ trong năm để người lao động được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, vừa có thêm thời gian chăm lo gia đình và góp phần kích thích các ngành dịch vụ phát triển” - ông Ngọ Duy Hiểu cho biết.

Được biết, sau khi bàn thảo về Tờ trình, Tổng LĐLĐ VN đã nhất trí bổ sung đề xuất có thêm 1 ngày nghỉ Tết dương lịch cho người lao động, từ 1 ngày theo quy định hiện hành lên 2 ngày.

(Theo Dân trí)

Phiên 10/9: Khối ngoại có thêm phiên mua ròng gần 20 tỷ đồng

Trên HOSE, khối ngoại thực hiện mua vào 433 tỷ đồng, chiếm 11% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và bán ra 375 tỷ đồng.

Bên mua giải ngân đồng đều vào các mã như PLX (458 nghìn đơn vị), NVL (390 nghìn đơn vị), PC1 (537 nghìn đơn vị), VIC (83 nghìn đơn vị), GEX (464 nghìn đơn vị) và GAS (82 nghìn đơn vị). Giao dịch tích cực nhất trong nhóm, PC1 và GEX đều tăng trên 2%.

Ngược lại, khối này tập trung giảm mạnh tỷ trọng ở các mã chính như PHR (832 nghìn đơn vị), STB (2,3 triệu đơn vị), BVH (181 nghìn đơn vị), GTN (507 nghìn đơn vị), DPR (120 nghìn đơn vị), HVN (129 nghìn đơn vị) và TNA (270 nghìn đơn vị).

Trên HNX, ảnh hưởng từ giao dịch thỏa thuận, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 56,5 tỷ đồng, tương ứng 1,7 triệu đơn vị.

Trong đó, NET bị bán ra mạnh nhất với khối lượng hơn 1,6 triệu đơn vị, tương ứng 52,9 tỷ đồng. Giao dịch được thực hiện qua thỏa thuận nên cổ phiếu này vẫn tăng hơn 1% khi chốt phiên. Còn lại, các mã khác cũng bị bán ra CEO (484 nghìn đơn vị), SHS (240 nghìn đơn vị) và PVG (48 nghìn đơn vị).

Ngược lại, khối chỉ mua vào nhẹ ở các mã như PVS (100 nghìn đơn vị), BAX (22 nghìn đơn vị) và HUT (450 nghìn đơn vị).

Trên UpCoM, giao dịch tích cực hơn, khối ngoại mua vào 47 tỷ đồng và bán ra 28,5 tỷ đồng.

Các cổ phiếu được mua vào mạnh nhất là NTC (43 nghìn đơn vị), VEA (106 nghìn đơn vị), QNS (160 nghìn đơn vị), VTP (22 nghìn đơn vị), ACV (40 nghìn đơn vị), BCM (94 nghìn đơn vị). Điều chỉnh mạnh, NTC mất 8,4% và ACV mất 9,6%.

Ngược lại, khối này chỉ bán ra nhẹ ở các mã như C21 (192 nghìn đơn vị), OIL (262 nghìn đơn vị), VGT (34 nghìn đơn vị) và VGI (9 nghìn đơn vị).

Luật hóa quy định phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp không phải công ty đại chúng?

Thứ nhất, cùng một doanh nghiệp mà không phải là công ty đại chúng thì thực hiện nhiệm vụ huy động vốn được quy định ở 2 luật khác nhau. Đối với cổ phiếu thì theo Luật Doanh nghiệp, trái phiếu thì

Luật Chứng khoán

, như vậy thì có thể gặp những mâu thuẫn, xung đột.

Thứ hai, Luật Doanh nghiệp đã có những quy định liên quan đến việc bán trái phiếu riêng lẻ, cho nên cũng không cần thiết phải quy định ở Luật Chứng khoán.

Thứ ba, Nghị định 163/2018 mới thi hành được 8 tháng cũng chưa đánh giá được tác động, nếu đưa vào Luật Chứng khoán lần này thì có thể có hệ lụy. Vừa qua có nhiều ý kiến cho rằng như vậy Nghị định 163/2018 cũng mở ra tương đối rộng cho nên việc bán trái phiếu doanh nghiệp cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút vốn, nhưng tính rủi ro lại rất cao.

Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Luật Chứng khoán điều chỉnh đối với phát hành chứng khoán của công ty đại chúng, còn Luật Doanh nghiệp điều chỉnh phát hành chứng khoán (trong đó có trái phiếu riêng lẻ) của doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng điều này thể hiện sự thận trọng của Ủy ban Kinh tế và là hoàn toàn hợp lý.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng lại cho rằng trái phiếu riêng lẻ của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng là hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Đây là nội dung thuộc nhóm chính sách thứ nhất trong đề xuất xây dựng luật. Việc quy định chào bán trái phiếu riêng lẻ của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng tại Luật Chứng khoán là phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nhiều nước quy định cụ thể về phát hành trái phiếu riêng lẻ như là điều kiện, hồ sơ, quy trình, thủ tục tại Luật Chứng khoán tương tự như đối với các loại chứng khoán khác do việc phát hành trái phiếu riêng lẻ là hình thức vay và tự trả, tự chịu trách nhiệm, doanh nghiệp phát hành tuân thủ các điều kiện phát hành, công bố thông tin đầy đủ cho nhà đầu tư để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính giải thích.

Mặt khác, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, việc đưa phát hành trái phiếu riêng lẻ của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng sang Luật Doanh nghiệp cũng không thực sự phù hợp, vì Luật Doanh nghiệp không thể quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục phát hành, công bố thông tin, quản lý, giám sát sau khi phát hành để bảo vệ các nhà đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, việc luật hoá quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng vào Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ tạo khung khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu và cho công tác quản lý, giám sát đối với các tổ chức tham gia hoạt động trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Tán thành với giải trình của Ủy ban Kinh tế, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, luật hoá Nghị định 163 là luật hoá những gì nó phù hợp, đã được chứng minh trong thực tế, không có nghĩa là bê nguyên vào luật này.

Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội lưu ý trường hợp nếu quy định trong luật này cho phép các doanh nghiệp bất động sản chào bán trái phiếu ra quốc tế rất đáng lo ngại, bởi liên quan đến vấn đề kiểm soát, ai kiểm soát và kiểm soát như thế nào?

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy chưa đủ điều kiện để luật hoá Nghị định 163/2018 vào luật mà cần phải cân nhắc thêm, nếu có xem xét thì xem xét ở Luật Doanh nghiệp, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển kết luận phiên thảo luận.

Chứng khoán chiều 10/9: Giá trị khớp lệnh HOSE tăng thêm gần 650 tỷ đồng

Thanh khoản của các

cổ phiếu

trong nhóm ngân hàng có thể xem là tốt nhất trong nhiều tuần trở lại đây. Cụ thể, MBB (-0,22%) đứng thứ 2 về giá trị giao dịch tại HOSE đã đạt 109 tỷ đồng trong cả phiên, qua đó đạt thanh khoản tốt nhất trong vòng 5 phiên trở lại đây.


Trong khi đó với VCB (+0,65%), gương mặt quan trọng nhất nhóm đã có phiên thanh khoản lên cao nhất trong vòng 10 phiên. Với STB (-0,5%) đó là 11 phiên.

Dù cho mức biến động của các cổ phiếu này còn lình xình tuy nhiên, đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu cho thấy dòng tiền đang dần nhập cuộc và lựa chọn vào nhóm ngân hàng. Điều này xảy ra còn đúng vào thời điểm thị trường đang khát tiền, khát các cơ hội đầu tư.

Với phần còn lại của thị trường, khi chưa có dấu hiệu khởi sắc rõ ràng, giao dịch vẫn còn khá lộn xộn. Nhóm khu công nghiệp vẫn đang bị tháo chạy và khiến cả nhóm cảng biển chịu liên đới.

Các mã đã tăng nóng thời gian vừa qua như HDC (-4%), HDG (-3,8%), DPG (-4,55%), DIG (-2,91%) đều bị bán ra. Rối đến cả các mã như HVN (-3,15%), PVD (-3,9%), BVH (-3,6%) cũng bị rút tiền.

Các diễn biến này sẽ càng đòi hỏi thị trường cần một nhóm cổ phiếu lớn có thực lực như ngân hàng trấn an niềm tin cho nhà đầu tư.

Chốt phiên,

VN-Index

giảm 0,4% xuống 970,26 điểm. Thanh khoản đạt 161,44 triệu đơn vị, tương đương 3.917 tỷ đồng trong đó có 1.130 tỷ đồng thỏa thuận và 300 tỷ đồng khớp lệnh từ ROS. So với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh đã tăng 646 tỷ đồng, tương đương 30%.

Tại HNX, PVS (-3,96%) đã có một cú giật đáng chú ý khi để thủng ngưỡng 20.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, lượng tiền giao dịch tại PVS cũng tăng vọt lên 131 tỷ đồng, giúp mã này đứng đầu toàn sàn về giao dịch.

Nhiều cổ phiếu tại sàn cũng đã có sự điều chỉnh khá hấp dẫn như SHS (-4,23%), VCR (-5,75%), PVB (-3,4%), L14 (-8,62%). Điều này đã giúp cho thanh khoản của HNX cũng tăng mạnh lên 37,79 triệu đơn vị,tương đương 559 tỷ đồng trong đó có 178 tỷ đồng thỏa thuận.

Chỉ số HNX-Index kết phiên giảm 0,87% xuống 99,97 điểm. Sắc đỏ phủ rộng toàn sàn với 82 mã giảm so với 52 mã tăng 65 mã đưng giá tham chiếu.

Với UPCoM, phiên hôm nay cũng ghi nhận sự điều chỉnh mạnh của nhiều cổ phiếu lớn tại sàn như NTC (-8,4%), VGI (-8,1%), ACV (-9,6%), VIB (-4%), GVR (-3,6%). Đây là các tín hiệu cho thấy trạng thái của nhiều mã đang dần trở nên hấp dẫn hơn.

Chỉ số UPCoM-Index kết phiên giảm 0,6% xuống 56,15 điểm. Thanh khoản đạt 16,79 triệu đơn vị, tương đương 337,77 tỷ đồng.

“Ngay cả khi phải giảm giá VND, Việt Nam cũng có thể tự tin ở vị thế chủ động”

Trong thời gian vừa qua, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung đã khiến cho đồng USD lên giá trong khi nhiều đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới đồng loạt mất giá mạnh.

Tuy nhiên, đối với Việt Nam,

tỷ giáVND

/USD tính đến cuối tháng 8 gần như đi ngang so với cuối năm ngoái.

Trao đổi với báo chí mới đây, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, cho rằng, từ đầu năm, tỷ giá VND/USD tương đối ổn định, một phần nhờ Việt Nam có lượng cung ngoại tệ khá dồi dào, đến từ 3 nguồn chính.

“Thứ nhất, ngoại tệ đến từ FDI giải ngân, thứ hai là nhờ thặng dư thương mại và đặc biệt là nguồn đến từ các thương vụ M&A lớn với nguồn ngoại tệ vào Việt Nam lên tới hàng tỷ USD. Đây chính là nguồn giúp chúng ta ổn định được tỷ giá”, ông Linh cho hay.

Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư SSI cũng cho rằng, sự ổn định của đồng VND sẽ giúp cải thiện niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

Bên cạnh đó, khi hạn chế việc mất giá của đồng VND sẽ giúp Việt Nam có thể tránh được việc tăng nợ nước ngoài.

“Tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 50% GDP. Vì vậy, mỗi khi đồng nội tệ mất giá 1% thì nợ nước ngoài sẽ tăng thêm khoảng 1 tỷ USD”, ông Linh phân tích.

Riêng về thương mại và xuất nhập khẩu, chuyên gia cho rằng, sự thay đổi của đồng nội tệ sẽ không có tác động quá lớn do hiện tại phần này do doanh nghiệp FDI chi phối là chính.

Dự báo về hướng đi của tỷ

giá USD

/VND trong thời gian tới, ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng, đồng VND chịu tác động bởi cả hai yếu tố là bên trong và bên ngoài.

Trong đó, yếu tố trong nước đa phần đang ở hướng ổn định tỷ giá, gồm nguồn ngoại tệ dồi dào, và Việt Nam cũng còn khá nhiều công cụ bình ổn giá, như lãi suất và dự trữ ngoại hối.

Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, các yếu tố biến động khó lường bên ngoài thì cần phải được theo dõi. Điển hình như sự mất giá của nhân dân tệ. Nếu nhân dân tệ mất giá quá mạnh, mất 10% chẳng hạn, thì các đồng tiền trên thế giới cũng cần cân nhắc để điều chỉnh.

“Nhưng ngay cả khi Việt Nam buộc phải thực hiện điều chỉnh đồng nội tệ, chúng ta cũng có thể tự tin có thể điều chỉnh một cách có kiểm soát và ở vị thế chủ động, ít gây xáo trộn trong nền kinh tế”, ông Linh cho hay.

“Sóng gió” qua đi, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh

Nối tiếp đà giảm cuối tuần trước, đầu tuần này,

lãi suất

VND trên thị trường

liên ngân hàng

tiếp tục giảm mạnh và dần trở về gần với quãng ổn định trước “đợt sóng” cuối tháng 8 vừa qua.

Trong phiên cuối tuần trước, ngày 6/9, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng các kỳ hạn ngắn như qua đêm, 1 và 2 tuần đã giảm trở lại, xuống dưới mốc 4%/năm.

Đầu tuần này, phiên hôm qua (9/9), xu hướng giảm trên tiếp tục thể hiện. Trong đó, lãi suất qua đêm đã lùi về còn 3,52%/năm, kỳ hạn 1 tuần còn 3,63%, 2 tuần còn 3,78% và 1 tháng 4,02%/năm.

Lãi suất USD trên cùng thị trường tương đối ổn định. Theo đó, dù lãi suất VND giảm mạnh nhưng chênh lệch vẫn khá cao. Phiên 9/9, lãi suất chào bình quân USD không thay đổi ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng trở xuống: qua đêm 2,28%, 1 tuần 2,38%, 2 tuần 2,48%, 1 tháng 2,59%/năm.

Như vậy, sau đợt biến động mạnh từ nửa cuối tháng 8 vừa qua, căng thẳng thanh khoản hệ thống và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã bình ổn trở lại.

Trước đó, từ nửa cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 này, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng mạnh và lên mức cao; mức lãi suất bình quân qua đêm có phiên đã vượt trên 5%/năm, có món lên tới 6%/năm.

Diễn biến đó đi cùng với thay đổi lớn trong điều tiết nguồn hệ thống:

Ngân hàng Nhà nước

ngừng hẳn hoạt động phát hành tín phiếu hút bớt tiền về, thay vào đó là tăng cường bơm ròng lượng vốn lớn hỗ trợ trên OMO, cũng như xuất hiện nhiều ngân hàng thương mại “vay nóng” ở kênh này.

Cùng với lãi suất, từ cuối tuần qua đến đầu tuần này thị trường cũng ghi nhận không còn thành viên nào phải vay mượn vốn qua kênh OMO nữa, dù Ngân hàng Nhà nước vẫn chào thầu lượng nhỏ 1.000 tỷ đồng/phiên. Số dư ở kênh này chỉ còn 988,2 tỷ đồng, gắn với 1 thành viên và sẽ đáo hạn nốt trong tuần này.

Giá Bitcoin vẫn lao dốc

Đồng Bitcoin và loạt đồng tiền ảo khác tiếp tục giảm sâu trong phiên giao dịch sáng nay. Theo CoinMarketCap, hiện giá mỗi đồng Bitcoin giảm xuống 10.341 USD, tương đương mất 0,97% giá trị. Dù vẫn trên 10.000 USD nhưng so với thời điểm đạt giá trị cao nhất trên 20.000 USD (12/2017), Bitcoin đã mất giá khoảng 50%.

Khối lượng giao dịch Bitcoin trong 24 giờ gần nhất cũng không cao khi chỉ đạt 17,6 tỷ USD. Vốn hóa tại thời điểm sáng nay ghi nhận khoảng 185,3 tỷ USD.

Bitcoin đang nỗ lực duy trì ngưỡng trên 10.000 USD và chờ đợi động lực tăng trưởng mới nhưng các nhà giao dịch chuyên nghiệp và phân tích thị trường lại nhìn thấy điều ngược lại.

Trên trang cá nhân có hàng nghìn lượt người theo dõi, nhà phân tích Dave The Wave đưa ra dự báo Bitcoin sẽ sụt giảm lớn trước khi có một đợt tăng giá trong tương lai. Mức giá “đáy” mà nhà giao dịch này dự đoán là 6.000 USD.

Một nhà giao dịch khác là Il Capo Of Crypto cũng dự báo Bitcoin sẽ sớm giảm xuống còn 7.200 USD -7.500 USD. Tương tự, Jack - nhà giao dịch Bitcoin nổi tiếng khác cũng cho rằng tiền ảo vốn hóa lớn số 1 thị trường có thể giảm về mức 7.400 USD vào đầu tháng 11. Theo Jack, từ mốc 7.400 USD, Bitcoin sẽ tăng tốc toàn lực, tìm đường quay trở lại trên 10.000 USD vào cuối tháng 11 hoặc vào tháng 12.

Không riêng Bitcoin, các đồng tiền ảo khác như Ripple, Bitcoin Cash, Litecoin, Tether... Đều giảm giá trị so với một ngày trước đó. Thị trường các tiền điện tử chìm trong sắc đỏ.

Dữ liệu từ CoinMarketCap, Ripple – tiền ảo hiện xếp thứ 3 thị trường về vốn hóa – giảm 1,29%, xuống 10,259 USD, vốn hóa về 11,16 tỷ USD. Khối lượng giao dịch tiền ảo này trong 24 giờ gần nhất là 1,1 tỷ USD.

Tương tự, Litecoin cũng mất 0,51% giá trị, về 70,24 USD, mức vốn hoá gần 4,45 tỷ USD. Khối lượng giao dịch đồng tiền ảo này đạt trên 2,6 tỷ USD trong vòng 24 giờ qua.

Bitcoin Cash giảm nhẹ hơn 0,3%, còn 305 USD. Giá trị vốn hóa tiền mã hóa này đạt 5,5 tỷ USD và đạt khối lượng giao dịch trên 1,5 tỷ USD.

Ngược hướng trị trường, Ethereum – tiền kỹ thuật số giá trị thứ hai thị trường – tăng nhẹ 0,04%, lên 181,36 USD, vốn hóa đạt 19,5 tỷ USD. Trong 24 giờ gần nhất, khối lượng giao dịch tiền ảo này khoảng 7,2 tỷ USD.

Nhóm 10 tiền ảo hàng đầu sáng nay ngoài Ethereum còn EOS tăng 3,66% lên 3,62 USD. Vốn hóa tạm ghi nhận mức 3,62 tỷ USD.

Tổng vốn hóa toàn thị trường sáng nay đạt 265,5 tỷ USD, giảm 2,3 tỷ USD so 24 giờ qua.

Nhận định chứng khoán 11/9: Cổ phiếu trụ cần lên tiếng quyết liệt hơn

Quan sát cao độ (Trung lập)

Chẳng có gì có thể xác nhận cho xu hướng thị trường nếu các dòng

cổ phiếu

trụ không thể hiện được tầm ảnh hưởng một cách rõ rệt hơn nữa hay ít nhất cũng tạo một cú chỉnh trọn vẹn cho thị trường. Tiến thoái lưỡng nan là đây, cẩn tắc vô áy náy. Dành thêm thời gian cho sự quan sát cao độ là phù hợp.

Vẫn trong kênh đi ngang (Trung lập)

(Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC)

Chỉ số nhiều khả năng sẽ nhận được hỗ trợ từ vùng hỗ trợ quanh 970. Trong trường hợp, vùng hỗ trợ này bị xuyên thủng, chỉ số có thể sẽ nhận được hỗ trợ tại vùng hỗ trợ quanh 960. Tuy nhiên, xác suất xảy ra điều này là không cao, do chỉ số vẫn đang trong nhịp điều chỉnh nằm trong kênh vận động đi ngang.

Thận trọng (Trung lập)

(Công ty chứng khoán MB - MBS)

Về kỹ thuật, chỉ số

VN-Index

đã giảm 5/6 phiên và lui về ngưỡng hỗ trợ 970 điểm, đây cũng là mức Fibonacci 50%. Với việc thị trường trong nước đang thiếu những thông tin hỗ trợ thì thị trường có khả năng tiếp tục rung lắc trong những phiên sắp tới, trong trường hợp thanh khoản tiếp tục gia tăng thì nhà đầu tư nên thận trọng, nếu thanh khoản giảm dần thì nên xem xét mở lại vị thế ở vùng hỗ trợ 963 – 965 điểm.

Phản ứng hồi phục có thể diễn ra (Trung lập)

(Công ty chứng khoán VNDIRECT - VND)

Mức sụt giảm mạnh của cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ tạm thời lên tới đỉnh điểm sau khi nhiều cổ phiếu khớp lệnh với khối lượng lớn hôm nay. Phản ứng phục hồi do tâm lý có thể diễn ra trong một vài phiên tới. Tuy vậy, VND vẫn duy trì quan điểm cơ hội không đủ lớn để nhà đầu tư ngắn hạn mạo hiểm ở thời điểm hiện tại.

Tiếp tục giằng co (Trung lập)

(Công ty chứng khoán BIDV - BSC)

Thị trường có phiên giao dịch biến động mạnh đi ngược với xu hướng tăng điểm trong khu vực. Thanh khoản có sự cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp cho thấy tâm lí nhà đầu tư vẫn giữ ở mức cẩn trọng tuy có sự cải thiện nhẹ.

Tiếp tục quán tính giảm (Giảm)

(CTCP Chứng khoán Bản Việt - VCSC)

Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của tất cả các chỉ số từ VN-Index, HNX-Index đến VNSmallcap vẫn duy trì trạng thái Tiêu cực. Trong khi đó, VN-Index dù duy trì tín hiệu trung hạn ở trạng thái Trung tính nhưng đã phá vỡ hỗ trợ MA100 tại 971 điểm. Hỗ trợ tiếp theo của chỉ số này là đường MA200 tại 960 điểm.

Dự báo trong phiên ngày mai, thị trường có thể tiếp tục quán tính giảm. VN-Index có thể sẽ kiểm định ngưỡng hỗ trợ của dải Bollinger dưới tại 965 điểm và sâu hơn là đường MA200 tại 960 điểm.

Đưa về trạng thái an toàn (Trung lập)

(CTCP Chứng Khoán Kiến Thiết Việt Nam -VNCS)

Xét về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã cắt hoàn toàn xuống dưới đường trung bình MA65, đây là một tín hiệu khá xấu, thể hiện xu hướng tăng giá trong ngắn hạn đã bị phá vỡ. Đồng thời, các chỉ báo MACD và RSI cũng chỉ ra xu hướng điều chỉnh đang chiếm ưu thế.

Trước những diễn biến đó, VNCS khuyến nghị quý nhà đầu tư giữ tài khoản ở trạng thái an toàn, với tỷ trọng cổ phiếu thấp. Nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát thêm những diễn biến từ thị trường, và hạn chế mua mới cổ phiếu vào lúc này.

Điều chỉnh chưa kết thúc (Trung lập)

(Công ty chứng khoán BOS - ART)

Về kỹ thuật, VN-Index đã cắt đường MA(100) xuống phía dưới. Cây nến thân dài xuất hiện trong phiên hôm nay cho thấy bên bán đang áp đảo bên mua. Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy xu thế điều chỉnh vẫn chưa kết thúc. Do đó, khả năng hình thành nhịp điều chỉnh trong những phiên tới cần được lưu ý. Vùng giá 960-965 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ nếu kịch bản này xảy ra.

Nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát và giữ tỷ trọng danh mục ở mức thấp.

Chỉ 3 vụ lớn có 2 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiền lại về nhiều

Theo Bloomberg, một nhóm các nhà đầu tư dẫn đầu bởi Quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore (GIC) vừa đầu tư 500 triệu USD vào CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM. Đây là một công ty mới được thành lập để sở hữu 100% vốn Vincommerce - đơn vị vận hành hệ thống hơn 100 siêu thị Vinmart và gần 2 ngàn cửa hàng tiện ích Vinmart+ trải dài trên khắp cả nước.

Trước giao dịch, Vingroup nắm giữ 64,3% cổ phần của VCM.

Hồi cuối tháng 8, doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đã bất ngờ hút dòng tiền từ một đại gia ngoại nổi tiếng khác - Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) là quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý với giá trị danh mục hơn 1,5 tỷ USD nâng mạnh tỷ trong nắm giữ cổ phiếu VIC và lần đầu tiên đưa VIC lọt top 10 cổ phiếu lớn nhất trong danh mục của VEIL với tỷ trọng 2,88%.

Trong khi đó, cổ phiếu Vinhomes (VHC) - một công ty con của Vingroup quản lý mảng bất động sản của ông Vượng đứng ở vị trí thứ 2 với tỷ trọng 7,78%.

Không chỉ VEIL, gần đây nhiều quỹ cũng tăng tỷ trọng nhóm 3 cổ phiếu Vingroup, Vinhomes và Vincom Retail của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong danh mục đầu tư của mình. Trong đó, Tundra Vietnam Fund từ đầu năm tới nay đã tăng gần gấp đôi tỷ lệ phần trăm nhóm cổ phiếu này lên 15%.

Hồi cuối tháng 5, Vingroup và doanh nghiệp con của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã hoàn thành phát hành riêng lẻ và bán tổng cộng 205,4 triệu cổ phiếu VIC cho Tập đoàn SK Group của Hàn Quốc thu về 23 ngàn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD). SK Group trở thành cổ đông ngoại lớn nhất nắm giữ 6% cổ phần của Vingroup.

Trong năm 2018, Hanwha Asset Management cũng đầu tư 400 triệu USD mua cổ phiếu ưu đãi của Vingroup.

Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm qua với 3 thương vụ nổi bật tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã hút về khoảng 2 tỷ USD vốn đầu tư.

Trong vài năm gần đây, dòng vốn ngoại đổ vào các doanh nghiệp rất lớn. Các đại gia ngoại tiếp tục đổ tiền vào những lĩnh vực xương sống của nền kinh tế Việt Nam và tạo dựng một vị thế rất vững chắc.

GIC của Singapore đổ một lượng tiền rất lớn vào thị trường Việt Nam, tập trung vào các doanh nghiệp đầu ngành như Vinamilk của bà Mai Kiều Liên, VietJet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, FPT của ông Trương Gia Bình, PAN Group của ông Nguyễn Duy Hưng…

Trong năm 2018, cũng đã đầu tư hơn 850 triệu USD vào Vinhomes của ông Phạm Nhật Vượng.

Không chỉ Singapore, các nhà đầu tư Nhật cũng đầu tư vào doanh nghiệp Việt. Mitsui đổ lượng tiền lớn vào doanh nghiệp tôm lớn nhất Việt Nam - Minh Phú (MPC); Sumitomo vào ông lớn logistic Gemadept và BRG; Taisho vào Dược Hậu Giang; Raito Kogyo vào Fecon; Mizuho vào Vietcombank; Sojiz vào Pan; CyberAgent Ventures vào Luxstay…

Các tỷ phú Thái cũng dồn dập vào Việt Nam như: ThaiBev vào Sabeco, Vinamilk…

Thị trường chứng khoán (TTCK), sáng 10/9 VN-Index tăng nhẹ trở lại sau 5 phiên giảm. Cổ phiếu Vingroup tiếp tục tăng phiên thứ 2 liên tiếp. Ông lớn xây dựng Coteccons hồi phục khá ấn tượng. Trong khi đó, Vietcombank và ông lớn bán lẻ Thế Giới Di Động cũng góp phần giúp thị trường tươi sáng hơn.

Các CTCK tiếp tục đưa ra những dự báo thận trọng.

Theo Rồng Việt, với xu hướng chưa rõ ràng đồng thời dòng tiền gần như đang biến mất.

Theo BSC, thị trường có phiên giao dịch giằng co quanh mốc tham chiếu với thanh khoản duy trì ở mức thấp. Nhìn chung, nhà đầu tư vẫn mang tâm lí chờ đợi những tín hiệu từ cuộc họp của ECB vào ngày 12/09 hay của Fed vào ngày 17/09 tới đây.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/9, VN-Index giảm 2,71 điểm xuống 974,08 điểm; HNX-Index giảm 0,05 điểm xuống 100,92 điểm và Upcom-Index giảm 0,04 điểm xuống 56,76 điểm. Thanh khoản đạt 185 triệu đơn vị, trị giá 4,1 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Giá vàng hôm nay 11/9: Sa vào đà khủng hoảng

Giá vàng hôm nay 11/9 rơi xuống ngưỡng giá rất thấp và chính thức đánh mất mức 1.500 USD/ounce giữ được trong hơn 1 tháng qua.

Giá vàng hôm nay 11/9

Giá vàng hôm nay, 11/9, tính đến đầu giờ sáng, đang giao dịch ở mức 1.496,20 USD/ounce, giảm 8 USD so với ngày hôm qua.

Giá vàng hôm nay 11/9 rơi xuống ngưỡng giá rất thấp và chính thức đánh mất mức 1.500 USD/ounce giữ được trong khoảng hơn 1 tháng qua.

Nguyên nhân khiến giá vàng thế giới giảm trong những ngày qua là thông tin Giám đốc Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ hạ thấp triển vọng suy thoái của nền kinh tế Mỹ.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell đồng thời cho biết kịch bản có khả năng nhất đối với nền kinh tế Mỹ là tiếp tục tăng trưởng vừa phải.

Tại một cuộc họp tại Đức, ông Powell cho cho rằng báo cáo việc làm tháng 8 vẫn phù hợp với tình hình thị trường lao động khá "khỏe mạnh" tại Mỹ. Ông chưa nhận thấy những dấu hiệu rằng nền kinh tế Mỹ sắp rơi vào suy thoái.

Tuy nhiên, trên thực tế báo cáo việc làm tháng 8/2019 của Mỹ yếu hơn dự kiến. Và những nhận định của ông Powell được cho là hơi lạc quan.

Trong thời đểm này, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng và tâm lí chuộng rủi ro quay lại đang gây sức ép lên thị trường. Dù vậy, khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất tháng này sẽ hỗ trợ phần nào giá vàng,

Cuối cùng, lượng vàng do quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust trong ngày 9/9 đã giảm 0,82% xuống còn 882,42 tấn.

Giá vàng trong nước hôm nay

Giá vàng trong nước chính thức mất mốc 42 triệu đồng/lượng. Giá mua vào lùi về sát 41 triệu đồng.

Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 41,420 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,700 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 41,350 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,770 triệu đồng/lượng (bán ra).