Theo Bloomberg, một nhóm các nhà đầu tư dẫn đầu bởi Quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore (GIC) vừa đầu tư 500 triệu USD vào CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM. Đây là một công ty mới được thành lập để sở hữu 100% vốn Vincommerce - đơn vị vận hành hệ thống hơn 100 siêu thị Vinmart và gần 2 ngàn cửa hàng tiện ích Vinmart+ trải dài trên khắp cả nước.
Trước giao dịch, Vingroup nắm giữ 64,3% cổ phần của VCM.
Hồi cuối tháng 8, doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đã bất ngờ hút dòng tiền từ một đại gia ngoại nổi tiếng khác - Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) là quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý với giá trị danh mục hơn 1,5 tỷ USD nâng mạnh tỷ trong nắm giữ cổ phiếu VIC và lần đầu tiên đưa VIC lọt top 10 cổ phiếu lớn nhất trong danh mục của VEIL với tỷ trọng 2,88%.
Trong khi đó, cổ phiếu Vinhomes (VHC) - một công ty con của Vingroup quản lý mảng bất động sản của ông Vượng đứng ở vị trí thứ 2 với tỷ trọng 7,78%.
Không chỉ VEIL, gần đây nhiều quỹ cũng tăng tỷ trọng nhóm 3 cổ phiếu Vingroup, Vinhomes và Vincom Retail của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong danh mục đầu tư của mình. Trong đó, Tundra Vietnam Fund từ đầu năm tới nay đã tăng gần gấp đôi tỷ lệ phần trăm nhóm cổ phiếu này lên 15%.
Hồi cuối tháng 5, Vingroup và doanh nghiệp con của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã hoàn thành phát hành riêng lẻ và bán tổng cộng 205,4 triệu cổ phiếu VIC cho Tập đoàn SK Group của Hàn Quốc thu về 23 ngàn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD). SK Group trở thành cổ đông ngoại lớn nhất nắm giữ 6% cổ phần của Vingroup.
Trong năm 2018, Hanwha Asset Management cũng đầu tư 400 triệu USD mua cổ phiếu ưu đãi của Vingroup.
Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm qua với 3 thương vụ nổi bật tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã hút về khoảng 2 tỷ USD vốn đầu tư.
Trong vài năm gần đây, dòng vốn ngoại đổ vào các doanh nghiệp rất lớn. Các đại gia ngoại tiếp tục đổ tiền vào những lĩnh vực xương sống của nền kinh tế Việt Nam và tạo dựng một vị thế rất vững chắc.
GIC của Singapore đổ một lượng tiền rất lớn vào thị trường Việt Nam, tập trung vào các doanh nghiệp đầu ngành như Vinamilk của bà Mai Kiều Liên, VietJet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, FPT của ông Trương Gia Bình, PAN Group của ông Nguyễn Duy Hưng…
Trong năm 2018, cũng đã đầu tư hơn 850 triệu USD vào Vinhomes của ông Phạm Nhật Vượng.
Không chỉ Singapore, các nhà đầu tư Nhật cũng đầu tư vào doanh nghiệp Việt. Mitsui đổ lượng tiền lớn vào doanh nghiệp tôm lớn nhất Việt Nam - Minh Phú (MPC); Sumitomo vào ông lớn logistic Gemadept và BRG; Taisho vào Dược Hậu Giang; Raito Kogyo vào Fecon; Mizuho vào Vietcombank; Sojiz vào Pan; CyberAgent Ventures vào Luxstay…
Các tỷ phú Thái cũng dồn dập vào Việt Nam như: ThaiBev vào Sabeco, Vinamilk…
Thị trường chứng khoán (TTCK), sáng 10/9 VN-Index tăng nhẹ trở lại sau 5 phiên giảm. Cổ phiếu Vingroup tiếp tục tăng phiên thứ 2 liên tiếp. Ông lớn xây dựng Coteccons hồi phục khá ấn tượng. Trong khi đó, Vietcombank và ông lớn bán lẻ Thế Giới Di Động cũng góp phần giúp thị trường tươi sáng hơn.
Các CTCK tiếp tục đưa ra những dự báo thận trọng.
Theo Rồng Việt, với xu hướng chưa rõ ràng đồng thời dòng tiền gần như đang biến mất.
Theo BSC, thị trường có phiên giao dịch giằng co quanh mốc tham chiếu với thanh khoản duy trì ở mức thấp. Nhìn chung, nhà đầu tư vẫn mang tâm lí chờ đợi những tín hiệu từ cuộc họp của ECB vào ngày 12/09 hay của Fed vào ngày 17/09 tới đây.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/9, VN-Index giảm 2,71 điểm xuống 974,08 điểm; HNX-Index giảm 0,05 điểm xuống 100,92 điểm và Upcom-Index giảm 0,04 điểm xuống 56,76 điểm. Thanh khoản đạt 185 triệu đơn vị, trị giá 4,1 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét